Đầu bếp nhà hàng mặc dù không phải là ngành nghề nằm trong top công việc “hot”, thế nhưng cũng chưa bao giờ là lỗi thời. Một người đầu bếp giỏi luôn được các nhà hàng khách sạn lớn săn đón. Vậy đầu bếp có vai trò quan trọng như thế nào trong hoạt động kinh doanh của các nhà hàng – khách sạn? Mời các bạn cùng Thietbikhachsan tìm hiểu rõ hơn qua bài viết bên dưới nhé.
Tổng quan về đầu bếp nhà hàng
Bất kể giới tính của bạn là nam hay nữ, bạn bao nhiêu tuổi, bạn là dân tộc gì… chỉ cần có đam mê và chăm chỉ nâng cao tay nghề, bạn đều có thể trở thành người đầu bếp giỏi. Dựa theo cấp bậc vị trí công việc trong khu bếp, đầu bếp nhà hàng có thể chia thành đầu bếp chính và đầu bếp phụ. Hoặc có thể phân loại các đầu bếp theo sở trường các món ăn mà họ chế biến:
- Đầu bếp món Âu
- Đầu bếp món Á
- Đầu bếp món Trung
- Đầu bếp chuyên các món tráng miệng…
Công việc của người làm bếp đòi hỏi tập trung cao độ, tỉ mỉ và cầu toàn vì trong khu bếp, các công việc diễn ra luân phiên tuần tự với tốc độ cực nhanh. Thực tế người đầu bếp cũng phải chịu nhiều áp lực trong quá trình làm việc, vì việc đáp ứng được khẩu vị của các thực khách khác nhau là câu chuyện không hề dễ dàng.
Bởi thế, muốn là một người đầu bếp nhà hàng giỏi thì trước hết đó phải là một người yêu nghề, có đam mê với bếp núc, ngoài ra còn phải có sự đam mê sáng tạo và chăm chỉ học hỏi, nâng cao tay nghề.
Muốn làm đầu bếp tại các nhà hàng lớn không chỉ dựa vào năng khiếu trời cho nấu được các món ăn ngon miệng mà người làm bếp phải được đào tạo qua trường lớp chính quy, có kiến thức chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về dinh dưỡng, tâm hồn cần có một chút bay bổng để trang trí món ăn lên đĩa được đẹp và bắt mắt.
Tầm quan trọng của đầu bếp đối với nhà hàng
Nhà hàng là nơi kinh doanh các món ăn thức uống. Bởi thế đầu bếp nhà hàng là những con người chủ chốt tạo ra giá trị thặng dư, làm nên doanh thu cho nhà hàng. Nói một cách cụ thể hơn, người đầu bếp chính là cốt lõi làm nên sự thành công của một nhà hàng.
Đầu bếp nhà hàng là người chịu trách nhiệm chế biến các món ăn phục vụ thực khách: các món ăn theo menu, món ăn theo đơn đặt hàng… Ngoài ra, họ chính là những người lên kế hoạch mua nguyên vật liệu nấu ăn, kiểm tra các dụng cụ chế biến đồ ăn để đảm bảo phòng bếp luôn đầy đủ nguyên liệu làm thức ăn.
Tại một số nhà hàng lớn, đầu bếp chính còn đảm nhận việc tạo danh sách món ăn, thay đổi thực đơn theo mùa, thêm món mới vào menu; ngoài ra còn có tính toán và xác định chi phí và lợi nhuận cho mỗi phần ăn.
Tuyển dụng đầu bếp nhà hàng với những yêu cầu nào?
Để nhà hàng khẳng định vị thế của mình trên thị trường, cũng như đem đến cho khách hàng những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời nhất thì việc tuyển đầu bếp cho nhà hàng là vô cùng quan trọng. Người làm nghề đầu bếp nhà hàng phải có một số kỹ năng sau đây:
- Tốt nghiệp các trường dạy nghề chuyên ngành liên quan tới nấu nướng
- Có kiến thức về dinh dưỡng, trang trí món ăn
- Tỉ mỉ, chỉn chu, tác phong luôn sạch sẽ
- Tích cực học hỏi, không ngừng nâng cao tay nghề và kiến thức cần thiết
- Có kinh nghiệm làm trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn là điểm cộng lớn.
Hiện nay có nhà hàng, khách sạn, canteen tại các công ty, trường học…có nhu cầu tuyển đầu bếp. Nếu bạn đã có kinh nghiệm thì bạn sẽ có lợi thế. Nhưng kể cả khi bạn hoàn toàn chưa có kinh nghiệm gì về bếp núc, bạn vẫn có thể ứng tuyển và học hỏi từ những nhân viên kỳ cựu. Do đó, hãy luôn lạc quan và cố gắng hết mình nhé.
Lương đầu bếp nhà hàng bao nhiêu?
Tùy vào quy mô nhà hàng, địa điểm làm việc, số năm kinh nghiệm…mà mỗi người đầu bếp sẽ có mức lương khác nhau. Thông thường, làm đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn lớn, thường có khách nước ngoài ra vào liên tục thì sẽ có mức lương cao hơn so với các khách sạn thông thường.
1. Thực tập sinh đầu bếp cho nhà hàng
Với những bạn yêu thích công việc trong bếp nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm và đang trong giai đoạn học việc thì có thể ứng tuyển làm đầu bếp thực tập tại nhà hàng. Mức lương chung của thực tập sinh thường từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng. Công việc của họ chắc chắn sẽ đơn giản và ít trách nhiệm so với người đầu bếp có thâm niên.
2. Đầu bếp nhà hàng mới bước vào nghề
Đầu bếp mới vào nghề là những ứng viên đã có chứng chỉ làm bếp hoặc tốt nghiệp khóa làm bếp ở các trường trung cấp dạy nghề nhưng chưa đi làm ở đâu. Do đó, họ có thể được giao các vị trí như: phụ bếp, trợ lý bếp. Vì công việc ở vị trí này không quá phức tạp nên mức lương việc khởi điểm giao động từ 4 – 7 triệu đồng/tháng.
3. Đầu bếp có từ 2 – 5 năm kinh nghiệm tại các nhà hàng
Với các đầu bếp nhà hàng có thâm niên 2 -5 năm làm việc bếp núc trong nhà hàng khách sạn thì thường có mức lương khá hấp dẫn, khoảng từ 10 – 20 triệu đồng/tháng. Công việc của họ phức tạp và nhiều nghiệp vụ hơn vì họ sẽ là những người trực tiếp xào nấu, chế biến món ăn cho thực khách. Do đó, vị trí này yêu cầu cao về tay nghề của người làm.
4. Đầu bếp nhà hàng nổi tiếng
Bất cứ người đầu bếp nào cũng có mục tiêu phấn đấu là trở thành Đầu bếp danh tiếng. Không đơn giản chỉ là nấu các món có sẵn trong menu, họ còn là những người nghĩ ra các món ăn mới lạ độc đáo.
Đầu bếp danh tiếng luôn được khách hàng yêu thích bởi những món ăn sáng tạo, bắt mắt mà còn được tin tưởng bởi trình độ chuyên môn cao, hiểu biết nhiều về thực dưỡng, lối sống dinh dưỡng lành mạnh. Mức lương dành cho vị trí này là con số mà nhiều người mơ ước, thông thường thu nhập của đầu bếp nhà hàng 5 sao có thể giao động từ 40 – 50 triệu đồng/tháng.
Đầu bếp nhà hàng không phải là một công việc nhàn hạ, được trải đầy hoa hồng, thế nhưng đó cũng không phải là một công việc không có tương lai. Khi bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm đứng bếp nhà hàng, thậm chí bạn có thể tự mở quán ăn của riêng mình, làm chủ cuộc đời mình. Với mức lương hấp dẫn và lộ trình thăng tiến rõ ràng, nghề đầu bếp vẫn vô cùng hấp dẫn và thu hút được nhiều ứng viên.
MAYBE mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc có mong muốn làm đầu bếp nhà hàng, tạo động lực để bạn cố gắng trang bị các kiến thức, kỹ năng, nâng cao tay nghề và thành công trong sự nghiệp này nhé.