Với những người đang tìm hiểu về lĩnh vực nhà hàng khách sạn, chắc hẳn bạn sẽ thường nghe đến thuật ngữ Housekeeping. Vậy định nghĩa của Housekeeping là gì? Những lưu ý nào cho người có định hướng làm Housekeeping. Mời bạn đọc hãy cùng Thietbikhachsan tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu Housekeeping là gì?
Housekeeping là thuật ngữ được hiểu là bộ phận buồng phòng có chức năng chính là làm các công việc đảm bảo tiền sảnh, các khu vực chung, các phòng ngủ luôn sạch sẽ, an toàn vệ sinh, chỉn chu theo đúng tiêu chuẩn quy định của khách sạn.
Housekeeping luôn là những người hùng thầm lặng của khách sạn vì đóng vai trò làm tổng thể của khách sạn luôn sạch đẹp, thỏa mãn người thuê, thêm nữa bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của khách sạn vì đóng góp tới 60% vào tổng doanh thu của khách sạn.
Chi tiết các bộ phận có trong Housekeeping
- Bộ phận Buồng phòng (Room Attendant): đảm nhận công việc dọn dẹp buồng phòng khách ở, kiểm tra và liên hệ với các bộ phận liên quan bảo dưỡng các trang thiết bị, nội thất trong phòng, bổ sung đầy đủ các vật dụng (Amenities) của phòng theo tiêu chuẩn khách sạn.
- Bộ phận Giặt ủi (bao gồm Laundry và Uniform): khi nhận yêu cầu của khách, bộ phận giặt ủi sẽ tiến hành thu gom trang phục của khách, thực hiện các quy trình giặt ủi đồ cho khách, ngoài ra bộ phận giặt ủi còn có trách nhiệm giặt đồng phục của nhân viên, vật dụng của phòng như ga trải giường, chăn, khăn, màn cửa…
- Bộ phận tầng/ khu vực công cộng (Public Area Attendant): có trọng trách giữ gìn vệ sinh các khu vực công cộng như thang máy, hành lang, tiền sảnh, hồ bơi… và cả các phòng, sảnh nội bộ của nhân viên khách sạn.
- Bộ phận văn phòng (Housekeeping Officer): bao gồm các nhân viên Order Taker, Thư Ký, kế toán… là những người thực hiện các công việc hành chính, giấy tờ của bộ phận Housekeeping.
Những kỹ năng một housekeeper cần phải có?
Có thể hiểu một cách đơn giản, Housekeeper như một người mẹ cần mẫn chuyên nghiệp luôn thực hiện các công việc vệ sinh, lau dọn, bổ sung đồ đạc sao cho căn phòng luôn sạch sẽ, đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị nội thất luôn ở trạng thái hoạt động tốt, đạt chất lượng tiêu chuẩn của khách sạn và sẵn sàng cho khách check – in vào lưu trú.
Ngoài ra, trước khi khách trả phòng, housekeeper còn có trách nhiệm kiểm tra căn phòng trong khi khách làm thủ tục check – out tại bàn tiếp tân, kiểm kê các dụng cụ, thiết bị của phòng có còn nguyên vẹn hay thiếu sót gì không. Khi xác nhận mọi thứ đầy đủ, housekeeper sẽ liên hệ với tiếp tân để hoàn tất thủ tục check – out cho khách. Dưới đây là các housekeeping skills để các bạn tham khảo:
1. Kiến thức nghiệp vụ
Bất cứ công việc nào cũng đều đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn nhất định. Là một nhân viên thuộc bộ phận này thì housekeeper cũng cần phải hiểu rõ trách nhiệm và chức năng của mình là gì. Housekeeper phải nhuần nhuyễn quy trình công việc của khách sạn, các thuật ngữ đặc thù trong lĩnh vực dịch vụ, hiểu rõ những nguyên tắc, quy định của mỗi vị trí, cấp bậc trong bộ phận của mình.
Thêm nữa, để có thể trở thành một housekeeper chuyên nghiệp, mỗi nhân viên cần chủ động cập nhật các kiến thức mới có liên quan với ngành nghề của mình, tham ra đầy đủ các khóa học đào tạo của bộ phận, khách sạn để nâng cao tay nghề nghiệp vụ của bản thân.
2. Tác phong bên ngoài
Những người làm trong lĩnh vực nhà hàng nói chung, những bộ phận phải tiếp xúc với khách hàng liên tục nói riêng thì tác phong bên ngoài là một trong những trọng điểm cần quan tâm hàng đầu. Housekeeper phải luôn đảm bảo trang phục sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Luôn giữ thái độ niềm nở, tươi cười khi tiếp xúc với khách hàng.
3. Sức khỏe tốt
Vì công việc phải đi lại, sử dụng thể lực nhiều nên nhân viên housekeeper cần đảm bảo có sức khỏe tốt, dẻo dai để không ảnh hưởng nhiều tới tiến độ công việc. Ngoài ra, trong quá trình làm việc hàng ngày, người nhân viên nên chú ý thay đổi tư thế làm việc, tránh đứng hay đi lại quá lâu, hạn chế các tư thế như gập lưng, khom người…liên tục nhằm giảm thiểu các chấn thương cho cơ thể.
4. Tôn trọng khách hàng
Với những khách sạn có quy mô lớn, đối tượng lưu trú thường là những du khách từ nhiều quốc gia trên thế giới, đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán lẫn thói quen ăn uống sinh hoạt. Bởi thế, housekeeper cần phải luôn thể hiện thái độ tôn trọng khách hàng, không được phép nhận xét hay tụ tập bàn tán trước mặt khách. Thêm nữa, housekeeper phải đảm bảo sự riêng tư, yên tĩnh để tạo ra không gian thoải mái cho khách trong suốt thời gian lưu trú tại khách sạn.
5. Chăm chỉ, tỉ mỉ
Là người chăm sóc đời sống cho hàng ngàn khách hàng nên nhân viên housekeeper phải là người kiên nhẫn, có đức tính chăm chỉ, chỉn chu. Nhờ đó, họ sẽ đem đến cho khách hàng trải nghiệm thỏa mãn, những phút giây nghỉ ngơi thư giãn tuyệt vời tại căn phòng lưu trú của họ.
6. Thật thà
Không chỉ với những người làm ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn mà đây là yếu tố cần có của bất cứ nhân viên thuộc các ngành nghề nào khác cũng vậy. Housekeeper là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, có công việc dọn dẹp phòng của khách khi đang check-out. Vậy nên, tính thật thà rất cần thiết đối với các housekeeper.
7. Yêu nghề, tâm huyết với công việc
Là một công việc khá vất vả, đòi hỏi phải hoạt động tay chân và gặp gỡ khách liên tục nên chắc hẳn đôi khi gặp phải tình huống trớ trêu. Bởi thế, nếu không có sự nhiệt huyết lòng yêu nghề thì chắc hẳn bạn sẽ rất dễ bỏ cuộc. Vì vậy, muốn theo đuổi và duy trì được công việc của housekeeping, đòi hỏi các housekeeper phải có lòng yêu nghề và cực kỳ tâm huyết với công việc hàng ngày đang làm là gì.
Xem thêm Lobby là gì? Những điều nhân viên khách sạn cần biết về Lobby
Quy trình làm phòng khách sạn đối với housekeeping
Trước khi bước vào phòng
Trước khi tiến hành dọn dẹp phòng, một điều mà bất kỳ housekeeper nào cũng phải ghi nhớ đó chính là xin phép khách trước khi bước vào phòng để tiến hành công việc dọn dẹp. Để làm điều này, housekeeper cần nhấn chuông hoặc gõ cửa bằng ngón tay, kết hợp câu nói “Housekeeping”. Ngoài ra, không được sử dụng chìa khóa hay cả bàn tay để gõ cửa. Sau khi gõ cửa, nếu sau 1 đến 2 phút mà không nghe khách trả lời, hãy sử dụng chìa khóa phòng để mở cửa và thông báo để vào phòng. .
Lưu ý không gõ cửa nếu khách đã khóa 2 lần cửa hoặc có tấm bảng “Do not disturb/không làm phiền” bên ngoài cửa. Trong trường hợp sau 3 giờ chiều, khách vẫn treo bảng hoặc khóa 2 lần cửa thì cần nhanh chóng báoi báo cáo với cấp trên để được chỉ đạo. Trong quá trình vệ sinh phòng, housekeeping cần phải mở rộng cửa, lấy xe đẩy đa năng dọn dẹp để chặn cánh cửa. Đây cũng là cách để thông báo rằng đang có nhân viên housekeeping dọn dẹp phòng.
Quy trình làm phòng đối với nhân viên Housekeeping
Để đảm bảo quá trình dọn dẹp, lau chùi phòng được sạch sẽ, nhanh chóng, hiệu quả, mỗi housekeeping cần phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình. Khi đảm bảo theo đúng các bước trong quy trình này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Các nhân viên Housekeeper cần phải làm việc theo đúng trình tự trong các bước này, nhờ đó có thể tiết kiệm được đa số thời gian và hiệu quả hơn. Dưới đây là quy trình các bước dọn dẹp phòng cơ bản dành cho housekeeper:
- Bước 1: Sau khi bước vào phòng, nhân viên phải tắt hết tất cả các máy lạnh có trong phòng. Cùng với đó là buộc rèm gọn gàng, mở hết cửa sổ (nếu có) để giúp cho phòng được lưu thông không khí.
- Bước 2: Rửa sạch toàn bộ cốc uống nước có trong phòng, lau khô đặt lại vào chỗ để ly theo đúng quy định. Đối với gạt tàn thuốc lá cần ngâm vào trong bồn rửa tay để rửa sạch.
- Bước 3: Kiểm tra thùng rác trước khi đổ xem có vật dụng nào cần phân loại hay không. Sau khi đã đổ rác xong, cần vệ sinh thùng rác nếu nhận thấy quá bẩn. Cùng với đó là đặt lớp nilon mới để lót thùng rác giúp đảm bảo vệ sinh.
- Bước 4: Thực hiện công tác làm giường, thay chăn ga gối nệm mới mà xếp theo đúng chuyên môn nghiệp vụ.
- Bước 5: Lau bụi theo thứ tự từ trái qua phải hoặc ngược lại từ cửa ra vào. Sau đó di chuyển đến lau dọn nhà tắm, bồn cầu.
- Bước 6: Lấy khăn đã sử dụng ra khỏi phòng và thay thế khăn mới.
- Bước 7: Lau nhà hoặc hút bụi sàn nhà tùy vào các thiết bị được cung cấp.
- Bước 8: Kiểm tra các trang thiết bị có trong phòng: Điều khiển, đèn, TV, máy lạnh,…
- Bước 9: Đóng hết cửa, kéo rèm lại vị trí cũ. Xịt nước xịt phòng để khử mùi. Tắt điện, rời khỏi phòng.
Những lưu ý cần nắm khi làm phòng khách sạn của nhân viên housekeeping
Công việc chính của một nhân viên Housekeeper đó là hàng ngày làm vệ sinh phòng khách sạn, với yêu cầu phải đảm bảo sự sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng, thông thoáng,… Điều này sẽ giúp cho khách lưu trú có được những trải nghiệm trọn vẹn, hài lòng về chất lượng dịch vụ của khách sạn. Vậy trong công việc này, các Housekeeper cần phải lưu ý những điều gì để đảm bảo hiệu quả cao hơn khi làm việc?
1. Trước khi vào phòng
Tại đa số các khách sạn đang hoạt động hiện nay, việc thực hiện công việc vệ sinh phải luôn có 2 nhân viên. Trước khi vào phòng, các housekeeper cần phải lưu ý những điều sau đây:
Vào phòng dọn dẹp khi khách đã đi vắng
- Vặn kiểm tra núm khóa cửa để xác định sự an toàn không.
- Cần gõ cửa 3 tiếng bằng khớp ngón tay để xác định có người trong phòng hay không.
- Dùng chìa khóa của khách sạn để mở hé cửa, sau đó kiểm tra xem có người trong phòng hay không. Chỉ được vào khi không có người trong phòng và mở hẳn cửa.
Vào phòng khi khách có trong phòng
- Trường hợp có treo biển “Không làm phiền” ngoài cửa, housekeeper không được vào phòng dọn dẹp. Cần ghi thông tin vào báo cáo và để lại lời nhắn cho khách về việc làm phòng khách sạn.
- Trường hợp có biển “Xin dọn phòng ngay” ngoài cửa, Housekeeping gõ cửa 3 tiếng, sau đó đợi khách mở cửa để bước vào làm vệ sinh phòng
- Trường hợp khách không treo biển nhưng vẫn đang có mặt trong phòng, Housekeeper cần kiểm tra cửa có khóa hay không. Sau đó thực hiện gõ cửa 3 tiếng và đợi khách phản hồi. Nếu khách vẫn không phản hồi thì sử dụng chìa khóa mở cửa để hỏi về nhu cầu của khách.
- 2 Nhân viên sẽ cùng vào làm phòng khách sạn, trong đó 1 người làm vệ sinh phòng ngủ và 1 người làm ở khu vực nhà vệ sinh.
- Nhân viên housekeeping cần phải đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh và đồ dùng có thể thay thế cần thiết trước khi bước vào làm phòng khách sạn để phòng trừ việc phải di chuyển để lấy.
- Trình tự ưu tiên để làm phòng khách sạn: Buồng khách VIP -> buồng khách trả –> buồng khách có yêu cầu đột xuất.
2. Vào phòng khách
Khi bước vào phòng khách để dọn phòng, mỗi housekeeper cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Luôn giữ cho cửa phòng mở trong suốt quá trình làm vệ sinh phòng khách.
- Kiểm tra mọi không gian trong phòng để chắc chắn rằng không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào có thể xảy ra. Một số trường hợp có thể kể đến như khách bước ra ngoài nhưng bỏ quên tài sản cá nhân, để quên trong két sắt hoặc quên đóng két sắt,…). Lúc này cần phải báo với giám sát Buồng phòng để có hướng giải quyết phù hợp.
- Thực hiện công việc theo đúng quy trình làm phòng và đáp ứng tiêu chuẩn của từng khách sạn.
- Lưu ý thực hiện công việc phải đúng với tư thế, đúng kỹ thuật, được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang,… để không bị ảnh hưởng bởi các hóa chất tẩy rửa, những vật nhọn trong quá trình làm vệ sinh phòng.
- Không tự ý di chuyển vị trí sắp xếp các món đồ dùng cá nhân của khách.
- Tuyệt đối không làm ảnh hưởng và xâm phạm đến vật dụng cá nhân của khách.
- Không gây phiền hà cho khách khi thực hiện nhiệm vụ. Cần lưu ý lựa chọn thời gian làm phòng sao cho hợp lý, tránh trường hợp khách đã trở về phòng nhưng vẫn chưa dọn phòng xong.
3. Trước khi ra khỏi phòng
Sau khi đã làm xong nhiệm vụ của một housekeeper, cần phải dành ra ít nhất 1 phút để kiểm tra tổng thể tình trạng của phòng sau khi đã vệ sinh sau, chú ý đến mọi ngóc ngách trong phòng cũng cần phải được làm sạch. Hơn nữa, các vật dụng và thiết bị có trong phòng cũng cần phải được sắp xếp gọn gàng, đúng vị trí theo quy định của khách sạn. Sau đó tắt hết tất cả các thiết bị điện, tiến hành khóa cửa cẩn thận rồi mới bước ra khỏi phòng. Sau khi hoàn thành công việc trong ca, cần ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ theo dõi để thực hiện công việc tại phòng tiếp theo.
Tìm việc làm Housekeeping ở đâu?
Ngành dịch vụ du lịch, khách sạn hiện nay đã mở cửa trở lại tạo điều kiện cho hàng trăm lượt du khách trong và ngoài nước xuất hiện ngày càng nhiều hơn tại các khách sạn khắp cả nước. Vì thế, nhu cầu tuyển nhân viên Housekeeping cũng ca hơn để đáp ứng nhu cầu này. Do đó, hiện có không ít nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên đối với vị trí này trên nhiều nền tảng khác nhau, cả website, ứng dụng lẫn các nền tảng xã hội.
Mức lương Housekeeping trong khách sạn hiện nay là bao nhiêu?
Theo các thống kê hiện nay, mức lương cơ bản Housekeeping tại các khách sạn Việt Nam đang dao động trong khoảng từ 3 – 6 triệu đồng/tháng, chưa tính hoa hồng doanh thu và tiền tip. Mức lương này cũng tùy thuộc vào quy mô khách sạn.
Tìm hiểu thêm các loại xe đẩy vệ sinh khách sạn
Bên cạnh mức lương chính thức, nhân viên housekeeping cũng sẽ được nhận tiền Service charge ( phí dịch vụ) hàng tháng, nhất là sẽ được khách hàng tip trong trường hợp phục vụ chu đáo và khiến cho khách hàng cảm thấy hài lòng. Muốn nhận được nhiều khản này, mỗi Housekeeping khách sạn cần phải làm tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời cần đảm bảo có sức khỏe tốt, chăm chỉ, cẩn thận và nếu được cần trau dồi kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản…
Hy vọng qua những thông tin có trong bài viết trên đây của MAYBE có thể giúp các bạn phần nào hiểu được về nhân viên housekeeping là gì trong khách sạn. Có thể thấy, đây chính là những “người hùng” thầm lặng giúp mang lại chất lượng phòng khách sạn được đảm bảo, thu hút và làm hài lòng khách hàng.