Kinh nghiệm mở quán chè tự chọn dành cho người ít vốn

Chè là một trong những món ăn đường phố luôn làm mê mẩn tất cả các đối tượng từ người già cho tới trẻ nhỏ. Vào ngày hè nóng bức, chè là thức giải khát ngon miệng mà giá thành lại rẻ. Vừa phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, vừa có chi phí thấp lại dễ chế biến nên có thể nói chè là mặt hàng kinh doanh mang lại mức thu nhập cao. 

Quán chè tự chọn không đòi hỏi người mở quán phải có quá nhiều vốn nhưng để có một quán chè đủ chỉnh chu và thu hút khách hàng thì cũng cần dồn nhiều công sức, nỗ lực. Với bài viết này, Thietbikhachsan sẽ bật mí cho bạn đọc một số kinh nghiệm mở quán chè từ A – Z để cá kiếm được thật nhiều nhé!

Mở quán chè

Vì sao nhu cầu mở quán chè tự chọn ngày càng tăng cao?

Thời đại kinh tế phát triển, các doanh nghiệp với khối lượng nhân viên văn phòng ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Mà các bạn cũng biết đấy, không ăn vặt thì không phải dân văn phòng. Ngoài các món quen thuộc như trà sữa, sinh tố trái cây, tàu hũ… thì món chè ngọt ngào thanh mát cũng là món ruột của chị em thậm chí là các anh em công sở.

Thêm nữa, khí hậu ngày càng oi nóng làm nhu cầu giải khát của người dân ngày một tăng cao. Thế nên gần đây kinh doanh quán chè trở thành xu hướng và đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp những quán chè đã và đang khai trương. Vì thế có thể nói thị trường kinh doanh chè cũng rất cạnh tranh và sôi động.

Mở quán chè cần những gì để có thể thành công?

1. Xác định các loại chè muốn bán

Với đặc điểm địa lý trải dài ba vùng Bắc Trung Nam nên món chè của người Việt tuy là món ăn thông thường nhưng lại rất đa dạng và đặc sắc. Bạn có thể tham khảo những món chè đặc sản của ba miền để xây dựng menu hoặc concept cho quán của mình. Như phía Bắc nổi tiếng với các loại chè cốm, chè con ong, chè sen đường phèn thanh mát, chè trôi nước… 

Các loại chè muốn bán

Khúc ruột miền Trung thân yêu lại nối tiếng với các món chè đặc sắc hơn như chè long nhãn hạt sen, chè bắp, chè đậu ván, chè đậu trắng nếp…Các món chè miền Nam lại có nét đặc trưng là có vị béo từ cốt dừa như chè bột báng cốt dừa, chè bà ba, chè khoai mì, chè bưởi..

Ngoài các món quen thuộc khi mở quán chè, hãy làm đa dạng menu hơn với các món ăn vặt như khoai lắc, xiên que, nem rán.. Tùy vào nguồn vốn bạn có cũng như sự đình hình kinh doanh, menu quán có thể ít món nhưng đảm bảo món chè thực sự hấp dẫn và đủ đặc biệt để thu hút khách ăn hoặc menu có thể phong phú món ăn để đáp ứng đủ nhu cầu đa dạng của thực khách.

2. Tìm mặt bằng mở quán chè phù hợp

Phụ thuộc vào mục đích kinh doanh và nguồn vốn mà bạn sẽ quyết định mặt bằng quán chè to hay nhỏ. Tuy nhiên, lưu ý nên chọn những nơi đông đúc dân cư, gần trường học, khu tụ tập nhiều cao ốc văn phòng, chung cư… bạn nên tìm hiểu kỹ khu vực bạn dự định mở quán đã có nhiều quán chè hay chưa, hạn chế những địa điểm này vì khả năng cạnh tranh của một quán mới mở chưa có khách quen là rất thấp.

Mặt bằng mở quán chè

Nếu ngân sách không đủ để thuê mặt bằng, bạn có thể kinh doanh online qua các trang mạng xã hội như Facebook, instagram.. hoặc liên kết với các app giao hàng như Grab food, baemin, Now…để việc tiếp cận khách hàng được dễ dàng hơn.

3. Chuẩn bị các dụng cụ để mở quán chè

Khi đã chọn được điểm kinh doanh, việc cần làm tiếp theo là chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để mở một quán chè như: bàn ghế ngồi, nồi nấu, ly đựng chè, thìa ăn, cốc mang đi, máy đóng nắp nilon… Nếu vốn eo hẹp, bạn có thể mua thanh lý các vật dụng này trên các diễn đàn thanh lý như hội nhóm thanh lý trên facebook, chợ tốt.. để tiết kiệm tối đa chi phí.

Tạm không bàn đến các dụng cụ nhà bếp như nồi nấu, muôi nấu, mâm… thì các vật dụng làm nên concept của quán chính là bàn ghế, thìa, cốc, vật bài trí… là những thứ bạn cần lưu ý khi chọn mua. Đồ quá lạc quẻ, cũ kỹ, đơn điệu, không bắt mắt… đôi khi có thể làm khách không vui lòng ghé lại quán lần thứ hai.

Dụng cụ mở quán chè

Tham khảo các dụng cụ mở quán chè tại khay inox

4. Tìm nơi cung cấp nguyên liệu nấu chè

Chi phí nguyên liệu đầu vào chính là vấn đề quan trọng bạn cần kiểm soát kỹ khi mở quán chè. Đừng chủ quan nghĩ rằng mua ở đâu cũng được, mua sao cũng được mà hãy lựa chọn một đơn vị cung cấp nguyên liệu nấu chè đa dạng, giá cả cạnh tranh để có thể hợp tác lâu dài và tiết kiệm chi phí. 

Bạn cũng cần cân đối giữa giá cả nguyên liệu và giá bán cùng chất lượng nguyên liệu để đảm bảo thực khách không ăn phải đồ kém chất lượng nhưng cũng không làm đội chi phí của quán lên quá cao.

5. Lên kế hoạch quảng cáo cho quán chè

Sau khi khâu chuẩn bị đã hoàn tất, bạn hãy tập trung chú tâm vào khâu quảng cáo để đảm bảo khai trương mở quán chè được diễn ra thuận lợi. Ngoài các lời quảng cáo truyền miệng từ thành viên gia đình mà bạn có thể nhờ vả thì hãy giới thiệu quán chè của bạn cùng các chương trình ưu đãi tới mọi người thông qua các trang mạng xã hội, chạy quảng cáo facebook, google ads. 

Với các quán chè có quy mô lớn, để duy trì khách hàng đến với quán cũng như cạnh tranh với các đối thủ khác, quán chè cần thường xuyên chạy các chương trình khuyến mãi như miễn phí giao hàng (giới hạn khoảng cách và tổng tiền đặt hàng), mua li chè giá 1k với đơn từ 100k, mua ly lớn tặng ly nhỏ cùng loại…

Kế hoạch mở quán chè

Mở quán chè cần bao nhiêu vốn để vận hành tốt? 

Trên đây là danh sách sơ bộ các việc cần chuẩn bị khi có dự định mở quán bán chè, vậy kinh doanh quán chè cần bao nhiêu vốn là đủ? 

Với những quán chè nhỏ bày bán trong chợ hoặc tại gia 10 chỗ ngồi đổ xuống, mức vốn cần chi khoảng dưới 20 triệu. Nếu quy mô quán từ 20-30 chỗ ngồi, có trang trí đơn giản, số vốn chuẩn bị ở khoảng 30 – 50 triệu đồng.

Quán có quy mô lớn chứa được 50 khách trở lên thường ở mức trên 50 triệu. Giá của một cốc chè bình dân vào khoảng 12.000 đồng – 20.000 đồng/cốc. Nếu lượng khách ổn định, mở quán chè bán đắt hàng thì một ngày có thể thu lợi hàng triệu đồng và thu hồi vốn chỉ sau vài tháng kinh doanh là hoàn toàn khả thi.

Kinh nghiệm mở quán chè tự chọn cho người ít vốn

Mở quán chè không phải là loại hình kinh doanh mới mẻ và thực tế thị trường ăn uống rất sôi động, do đó để buôn bán thành công, menu quán cần phải nhiều món ngon – đặc sắc để thu hút được khách hàng và chất lượng phục vụ đảm bảo.

Menu quán chè ngon

Kinh nghiệm lên thực đơn chè tự chọn

3 yếu tố để làm nên menu hấp dẫn cho một quán chè: sự đa dạng, giá cả phù hợp và thay đổi theo mùa. Nên chọn một vài món chè làm thương hiệu riêng của quán để hấp dẫn khách hàng. Ví như những món chè có tên lạ như chè mâm, chè Campuchia, chè khoai Indo..

Nếu menu quán quá ít món chè tự chọn thì khó lòng thu hút khách hàng quay lại quán lần hai. Bởi vì khẩu vị của thực khách rất phong phú và luôn thích trải nghiệm điều lạ, mới mẻ. Hơn nữa, việc chỉ có vài món sẽ không tạo được sự đa dạng và làm cho người ăn bị hạn chế sự lựa chọn. Dù ngon tới đâu thì ăn mãi cũng chán, bởi vậy cần chú trọng đến việc đa dạng hóa menu của quán khi mở quán chè tự chọn.

Nếu phân khúc khách hàng tiềm năng bạn nhắm tới là giới trẻ thì việc cung cấp một menu đa dạng cũng như cập nhật các loại chè lạ đang theo trend như chè khoai dẻo, chè dừa dằm, chè indo..sẽ làm quán hút khách hơn nhiều.

Xem thêm các mẫu khay inox đựng chè tại khay inox GN

Học cách nấu chè ngon

Có thể nói rằng nấu chè không phải là việc khó. Nhưng làm sao để nấu được nhiều loại chè cùng lúc, nấu thế nào cho thật đặc biệt và ngon độc đáo mới là điều cần lưu ý khi mở quán kinh doanh.

Muốn một ly chè ngon và đẹp thì phải đảm bảo lựa chọn được nguyên liệu tươi ngon, bảo quản hợp lý, bài trí và kết hợp màu sắc sao cho bắt mắt gây cảm giác thèm ăn. Bởi thế, ngoài việc học những công thức nấu chè ngon sẵn có qua mạng hay qua các video hướng dẫn ở trên Youtube, hoặc sách dạy nấu ăn bạn nên học hỏi bí kíp từ những người thân quen đã từng mở quán chè. Đồng thời phải nấu và tự nếm thật nhiều để có thể đúc rút được kinh nghiệm và bí quyết riêng cùng những điểm cốt lõi trong chế biến cho bản thân.

Học nấu chè

Thiết kế và trang trí quán chè độc đáo

Món chè ngon chỉ là một trong những điều kiện cần, quán bạn nên định hình phong cách thiết kế đồng nhất, bắt mắt và độc đáo thì mới có thể thu hút được đông đảo khách hàng tìm đến. Hầu hết ngày nay mọi người có xu hướng chọn những quán bài trí đẹp, độc lạ để có thể hẹn hò với bạn bè hoặc người thân trò chuyện và đặc biệt là chụp những hình ảnh đẹp rồi chia sẻ lên trang mạng xã hội để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.

Khi mở quán chè có ít bàn và diện tích nhỏ, chủ quán không cần đầu tư quá kỹ lưỡng cho khâu thiết kế và trang trí, quan trọng là đảm bảo không gian thoải mái cho thực khách. Nhưng cũng cần phải đảm bảo những yếu tố như:

  • Sạch sẽ, an toàn vệ sinh:với lượng khách nhiều và đặc điểm kinh doanh là đồ ăn uống nên quán chè cần được thường xuyên lau dọn vệ sinh. Bàn, ghế, sàn nhà, menu và cốc chén, thìa luôn đảm bảo được rửa sạch sẽ..
  • Không gian thoáng mát, sàn nhà, ghế ngồi không cáu bẩn.
  • Menu, thìa, cốc ăn chè: những vật này cũng có thể dùng làm món đồ trang trí và tạo nét riêng của quán . Bạn có thể chọn mua các mẫu thìa và cốc độc đáo, đồng bộ để vừa làm đồ phục vụ chè vừa làm trang trí. Chắc chắn thực khách đặc biệt là người trẻ tuổi sẽ thích thú với điều này đấy.

Có cách quản lý và vận hành quán chè khoa học

Khác với các quán chè bán phần như bình thường, mô hình chè tự chọn sẽ xây dựng các quầy bar với các container bằng nhôm hoặc nhựa đựng các món như thạch, sâm sâm, khoai dẻo, đậu đã nấu mềm, nước cốt dừa, topping như chocolate chips, dừa khô, đậu phộng giã… để khách hàng thoải mái lựa chọn những thành phần yêu thích cho cốc chè của mình. 

Đây là cách hoạt động mới mẻ khi mở quán chè, mang lại trải nghiệm lạ cho thực khách. Quán chỉ việc chuẩn bị nguyên liệu thật ngon và sạch sẽ cùng cái cân chính xác để cân lượng chè tính tiền, phần còn lại cứ để khách hàng lo.

Kinh doanh quán chè

Để tránh nhầm lẫn và tốn nhiều thời gian ghi chép cũng như đối chiếu, quán chè nên sử dụng các phần mềm quản lý kinh doanh để hỗ trợ tối đa cho bạn. Các phần mềm này vừa có thể in bill tính tiền, vừa tổng hợp được doanh thu, loại chè được bán ra.. 

Nhằm đảm bảo thực đơn các món chè luôn đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu khách hàng, chuỗi cung ứng nguyên liệu không thể đứt gãy. Chủ quán cần xác định được món chè nào bán chạy hơn, dự đoán thời gian hết nguyên liệu để đưa ra quy trình đặt hàng hợp lý và nhanh chóng,

Đội ngũ nhân viên –  những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng – sẽ là đối tượng gây thiện cảm hay ác cảm với khách hàng. Chính vì lẽ đó, để đảm bảo khách hàng sẽ quay lại với quán nhiều lần tiếp theo, bạn hãy trả lương cho nhân viên thật hợp lý và đào tạo thật tốt cho họ nhé.

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào không riêng kinh doanh quán chè đều cần thời gian để tiếp cận khách hàng. Hy vọng rằng, một số chia sẻ của Thiết bị buffet về kinh nghiệm mở quán chè tự chọn dành cho người ít vốn sẽ giúp bạn tăng phần tự tin trên bước đường kinh doanh sắp tới của bản thân nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *