Quán cơm bình dân hoặc quán cơm văn phòng chính là những điểm đến quen thuộc của học sinh, sinh viên, người lao động, nhân viên văn phòng,… bởi thường có giá thành rẻ, đa dạng món ăn cũng như phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Nhờ đó, các quán cơm nhanh chóng xuất hiện nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu này, nhất là tại các khu vực xung quanh trường học, tòa nhà văn phòng, khu vui chơi, công trình,…
Nếu các bạn đang có nhu cầu mở quán cơm bình dân, quán cơm văn phòng, bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề này. Nắm chắc những yếu tố cốt lõi và kinh nghiệm từ những người đi trước đảm bảo sẽ giúp các bạn có được thành công mỹ mãn.
Có nên mở quán cơm bình dân, quán cơm văn phòng không?
Lợi thế khi kinh doanh quán cơm bình dân
Có thể thấy, hầu hết ai cũng đã và đang có nhu cầu căn cơm bình dân hoặc cơm văn phòng. Các món ăn trong quán đều là những món quen thuộc, được chế biến hàng ngày, phù hợp với nhiều lứa tuổi và tầng lớp khác nhau. Nếu không có thời gian rảnh hoặc làm việc ở công ty, công trường, cơ quan, việc ăn cơm quán luôn được mọi người hướng đến.
Đối với việc mở quán cơm bình dân, lợi thế dễ thấy đó là đối tượng khách hàng đa dạng, nhiều nhóm khác nhau. Cơm bình dân có thể phục vụ được mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp khác nhau, từ học sinh, sinh viên đến người lao động, nhân viên văn phòng, công nhân viên chức,… Đây được xem là một trong những điều kiện thuận lợi giúp tăng doanh thu và nhanh chóng hồi vốn đầu tư.
Hơn nữa, việc mở quán cơm bình dân cũng không tốn quá nhiều chi phí đầu tư. Chỉ cần chuẩn bị được một khoản tiền từ 30 – 40 triệu đồng, các bạn đã có thể lên kế hoạch kinh doanh quán cơm một cách nhanh chóng, đơn giản.
Mở quán cơm văn phòng khi nào?
Quán cơm văn phòng có lẽ không còn là cách gọi xa lạ tại các thành phố lớn, khu đô thị, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, tòa nhà văn phòng. Mở quán cơm theo hình thức này nhằm hướng vào các đối tượng như sinh viên, nhân viên văn phòng,… Đây là những đối tượng thường có khá ít thời gian dành cho việc ăn uống và nghỉ trưa. Do đó, nhu cầu đặt ra là cần phải có một bữa ăn nhanh chóng, tiện lợi, đủ chất để tiếp tục công việc luôn được ưu tiên hàng đầu.
Có thể thấy, việc mở quán cơm văn phòng chỉ phù hợp tại khu vực gần các tòa nhà văn phòng, doanh nghiệp, các trường đại học,… Đầu tư kinh doanh quán cơm văn phòng cũng không quá khó, tương tự như cơm bình dân. Chỉ cần với một số vốn nhỏ, các bạn đã có thể tiến hành kinh doanh theo ý định của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, suôn sẻ, thu hồi vốn nhanh, các bạn nên học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.
Nên chọn mở bán cơm văn phòng hay cơm bình dân?
Việc lựa chọn kinh doanh quán cơm bình dân hay văn phòng còn tùy thuộc vào địa điểm buôn bán, nhóm đối tượng khách hàng mà các bạn hướng đến để thực hiện sao cho phù hợp. Để có thể trả lời được câu hỏi này, các bạn hãy theo dõi ưu điểm của từng hình thức bán cơm dưới đây.
Mở quán cơm bình dân
Đây là mô hình kinh doanh cơm phổ biến vì mức giá bán cho một suất cơm khá rẻ, chỉ khoảng 25.000 – 35.000 đồng/suất. Cách chế biến món ăn cũng tương đối đơn giản, không cần cầu kỳ về mặt hình thức, chỉ cần menu đa dạng với hương vị đậm đà cũng đủ để thu hút được khách hàng. Các đối tượng mà quán cơm bình dân hướng đến là công nhân, học sinh, sinh viên,…
Mở quán cơm văn phòng
Cơm trưa văn phòng được mở ra chủ yếu nhắm đến đối tượng là dân văn phòng, công sở, mức thu nhập khá và cao. Hình thức của một suất cơm cũng được chăm chút hơn so với cơm bình dân. Vì vậy, một phần cơm trưa văn phòng sẽ có giá bán khoảng 40.000 – 50.000 đồng.
Nếu mở quán cơm văn phòng, các bạn cần chuẩn bị được số vốn lớn hơn, không gian bên trong quán cũng cần đảm bảo sự thoải mái, thoáng đãng, có điều hòa nếu trời nóng,… Chung quy lại, chất lượng món ăn vẫn luôn là yếu tố quan trọng được đưa lên hàng đầu.
Những điều cần làm khi mở quán cơm
1. Nghiên cứu thị trường
Các bạn cần chú ý đến khu vực mà các bạn đang có ý định mở quán cơm bình dân. Bởi đây là yếu tố rất quan trọng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh về sau. Nếu quán cơm gần trường học, bệnh viện, khu văn phòng,… sẽ là cơ hội giúp thu hút khách hàng nhanh chóng, không tốn kém nhiều chi phí quảng cáo.
2. Chú ý đến đối tượng khách hàng
Khách hàng là yếu tố sẽ quyết định đến hoạt động kinh doanh quán cơm, nên các bạn cần phải nghiên cứu về nhu cầu, thói quen, sở thích và khẩu vị của họ để đáp ứng sao cho phù hợp. Trong đó, khẩu vị ăn sẽ liên quan đến quê quán, vùng miền, độ tuổi, giới tính,… các bạn hãy lưu ý và nấu các món ăn sao cho phù hợp.
3. Nghiên cứu các đối thủ xung quanh
Mở quán cơm bình dân hoặc quán cơm văn phòng không khó, vốn đầu tư ít nên việc có rất nhiều đối thủ cạnh tranh là điều hiển nhiên. Việc nghiên cứu thị trường cũng cần hướng đến những đối thủ cạnh tranh xung quanh.
Điều quan trọng là các bạn cần nhận biết được một số đặc điểm của đối thủ cạnh tranh khi mở quán cơm. Trong trường hợp các đối thủ đã có khách hàng trung thành mỗi ngày, các bạn cần tìm được sự khác biệt, nhược điểm của đối thủ để khai thác, cạnh tranh sòng phẳng hơn.
Cách mở quán cơm bình dân thu hút khách
1. Lên kế hoạch chi tiết, cụ thể
Các bạn cần xây dựng kế hoạch càng chi tiết càng tốt, trong đó có việc chuẩn bị vốn cũng như dự tính các chi phí vận hành. Cụ thể như sau:
- Chuẩn bị vốn: Cần tính toán dựa vào các chi phí cần đầu tư khi mở quán cơm, bao gồm cả ngân sách trong trường hợp xảy ra các rủi ro khi kinh doanh.
- Dự tính chi phí: Các chi phí được sử dụng để kinh doanh quán cơm bình dân bao gồm tiền mặt bằng, trang trí quán, nhân sự, mua sắm một số thiết bị, nguyên vật liệu khác,…
Tham khảo các dụng cụ hỗ trợ bán cơm như khay cơm inox
2. Kết hợp các hình thức bán
Không chỉ bán offline tại quán, các bạn cũng nên áp dụng thêm hình thức bán cơm online thông qua các trang mạng xã hội, internet, ứng dụng ship đồ ăn,… để tăng doanh thu cho quán. Khi bán online, yêu cầu đặt ra là cần đóng gói sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm, ship nhanh,…
3. Lên thực đơn cho quán cơm
Dự định các món sẽ bán
Việc lên thực đơn cho quán cơm bình dân, quán cơm văn phòng thực sự không khó, hãy ưu tiên các món phổ biến hàng ngày, hợp khẩu vị nhiều khách hàng, không quá thiên về món đặc sản của địa phương. Các món ăn chủ yếu được chia thành 3 loại món ăn là món mặn, các món rau và canh. Thực đơn gợi ý cụ thể cho quán cơm sẽ được chia sẻ trong phần cuối của bài viết này.
Tìm nguồn cung nguyên vật liệu ổn định
Để có thể chế biến được những món ăn ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm, việc lựa chọn được nguồn nguyên liệu rất quan trọng. Nguyên liệu không chỉ phải đảm bảo yếu tố tươi ngon, sạch sẽ mà cũng cần phải có giá thành thấp, chiết khấu cao để đảm bảo có doanh thu như mong muốn.
Định giá cho từng món ăn trong thực đơn
Tùy vào từng món ăn cụ thể mà các bạn cần định giá sao cho phù hợp. Thông thường, các suất cơm bình dân sẽ có giá từ 25.000đ đến 35.000đ, nếu ở các thành phố lớn sẽ cao hơn một chút.
Ngoài ra, việc định giá cho món ăn cũng cần dựa vào giá vốn của suất cơm. Tùy vào giá vốn mà các bạn cần đưa ra giá bán sao cho phù hợp để có lãi, mức lãi cố định cho từng món ăn cụ thể là bao nhiêu.
Xem thêm các mẫu khay phục vụ mở quán cơm như khay cơm inox 5 ngăn
4. Tiến hành quảng cáo cho quán cơm
Với sự phát triển của internet như hiện nay, có rất nhiều cách để các bạn có thể tiếp cận được khách hàng của mình. Trong đó, việc lập fanpage Facebook, chia sẻ hình ảnh món ăn lên các group văn phòng, ăn vặt,… là một lựa chọn không nên bỏ qua.
Đảm bảo với cách làm này, các bạn có thể thu hút được số lượng khách hàng nhất định. Đây là phương án quảng cáo đã được rất nhiều người mở quán cơm bình dân áp dụng và hiệu quả mang lại là rất khả quan.
5. Trang trí quán đẹp mắt
Để làm tăng trải nghiệm khi ăn cơm tại quán, tối thiểu cần phải trang bị đầy đủ quạt, điều hòa khi phục vụ khách hàng vào mùa hè. Quán cơm bình dân chủ yếu hướng đến nhóm khách hàng như học sinh, sinh viên, người lao động thu nhập thấp,… có thể sẽ không cần trang trí quán quá cầu kỳ. Các bạn chỉ cần đảm bảo yếu tố gọn gàng, sạch sẽ, phục vụ nước uống miễn phí cho thực khách.
6. Đưa ra các chương trình khuyến mãi
Khi khai trương quán cơm, hãy thu hút khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tạo ấn tượng ban đầu. Hoặc vào các ngày lễ, Tết, hãy áp dụng hình thức khuyến mãi sao cho phù hợp, tính toán hiệu quả đạt được để tiếp tục duy trì hay cần thay đổi. Từ đó tính toán hiệu quả, lãi hay lỗ để rút kinh nghiệm cho thời gian tới.
7. Liên kết với các ứng dụng giao đồ ăn
Hiện nay, các quán cơm bình dân hay văn phòng đều liên kết với các ứng dụng giao đồ ăn như Grab, Tiki, Goviet, Bee,…để giao đồ ăn đến cho khách hàng một cách nhanh chóng. Đây là một bí quyết mở quán cơm bình dân không chỉ giúp quán có thêm đơn hàng mà còn quảng bá hình ảnh một cách tiết kiệm chi phí.
Cách mở quán cơm văn phòng thu hút khách
Bên cạnh quán cơm bình dân, kinh doanh cơm văn phòng cũng là định hướng tiềm năng được nhiều người hướng đến. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó đoán trước.
Nếu không có kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng, việc vấp phải sai lầm luôn hiện hữu phía trước. Tương tự như mở quán cơm bình dân, kinh doanh quán cơm văn phòng cũng cần chú ý đến những yếu tố dưới đây:
1. Phân tích thị trường
Hiện nay, việc kinh doanh cơm văn phòng được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng, được nhiều người khai thác với mong muốn có lãi cao. Nhu cầu ăn cơm văn phòng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng,.. luôn được đặt ra.
Hiện nay, mức thu nhập của nhân viên văn phòng cũng đang ngày một tăng, nhu cầu ăn uống nâng cao rõ rệt. Việc chú trọng đến chất lượng món ăn cũng được dân văn phòng hướng đến. Thời gian nghỉ trưa của dân văn phòng không nhiều, thêm thời tiết nắng nóng, khiến cho việc đặt cơm văn phòng được diễn ra liên tục.
Nếu đang có ý định mở quán cơm văn phòng, các bạn cần xem xét các đối thủ cạnh tranh xung quanh để lên kế hoạch sao cho phù hợp. Nếu được, hãy phân tích số nhân viên văn phòng trong khu vực đó, đảm bảo các bạn sẽ đưa ra được hướng đi đúng đắn và phù hợp nhất. Việc nắm chắc ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh xung quanh và đưa ra sự khác biệt sẽ dẫn đến sự thành công.
2. Định giá món ăn phù hợp với từng đối tượng nhân viên văn phòng
Đa số khách hàng của mô hình kinh doanh quán cơm này là dân văn phòng. Tuy nhiên, tùy vào từng mức thu nhập khác nhau mà các bạn cần đưa ra thực đơn món ăn sao cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh doanh về sau.
Giá thành của món ăn, chi phí vận chuyển, số lượng thức ăn tương ứng,… là những yếu tố cần chú ý để đảm bảo khiến khách hàng cảm thấy hài lòng. Bởi vì, nếu chất lượng và số lượng món ăn không phù hợp với giá thành sẽ khiến khách hàng không hài lòng, vô tình làm mất đi doanh thu của quán.
3. Xây dựng chi tiết kế hoạch mở quán cơm văn phòng
Trước khi quyết định đầu tư kinh doanh quán cơm văn phòng, các bạn cần phải lựa chọn quy mô kinh doanh phù hợp, đưa ra kế hoạch thuê nhân viên, mua sắm các vật dụng cần thiết, trang trí quán cơm sao cho phù hợp. Những yếu tố này sẽ góp phần thu hút được khách hàng và duy trì được doanh thu ổn định khi hoạt động.
Giới văn phòng hiện nay có nhu cầu khá cao trong việc ăn uống, họ luôn đặt ra các tiêu chí cho món ăn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, ship hàng nhanh chóng, tiện lợi. Vì thế, cho dù mở quán cơm văn phòng online, phục vụ tại chỗ hoặc kết hợp cả hai thì cũng cần phải đảm bảo các yếu tố về chất lượng dịch vụ, món ăn.
Khi liên kết với các đối tác giao hàng cần phải đảm bảo đúng giờ, đồ ăn còn tươi ngon nóng hổi để không ảnh hưởng đến chất lượng. Đồng thời cũng tạo được sự uy tín trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Nhờ đó, quán sẽ duy trì được lượng khách hàng thường xuyên hơn, đảm bảo nguồn thu ổn định.
Tìm hiểu thêm các loại khay đựng thức ăn an toàn thực phẩm tại khay inox GN
4. Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định, giá tốt
Để quá trình kinh doanh được diễn ra suôn sẻ, hiệu quả cao, các bạn cần tìm được nơi cung cấp thực phẩm an toàn, giá thành hợp lý. Các bạn nên ưu tiên lựa chọn cho mình những địa chỉ uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo.
Với nguồn cùng nguyên liệu thực phẩm tươi ngon, sạch sẽ, ổn định sẽ mang đến những suất cao chất lượng, thơm ngon cho dân văn phòng. Bên cạnh đó, các dụng cụ nấu nướng cũng cần phải đảm bảo an toàn khi chế biến. Kể cả quy trình nấu nướng cũng phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng.
5. Sử dụng phần mềm quản lý quán ăn
Để quản lý và duy trì quán cơm được thuận lợi, suôn sẻ, các bạn nên lựa chọn một phần mềm quản lý phù hợp. Đây là một trong những yếu tố sẽ góp phần quan trọng tạo ra sự thành công khi kinh doanh theo mô hình này. Lúc này, phong cách phục vụ sẽ được diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp, hạn chế đến mức tối đa việc nhầm lẫn giữa order và thanh toán.
Thực đơn quán cơm ngon
- Các món ăn từ thịt lợn: Thịt kho tàu, thịt sốt đậu hũ, thịt xào giá đỗ, thịt luộc, thịt quay, thịt tẩm bột chiên giòn, thịt kho nước dừa, thịt băm viên,…
- Các món từ cá: Cá tẩm bột chiên giòn, cá kho tiêu, cá kho tộ,…
- Các món từ trứng: Trứng chiên, trứng ốp la, trứng luộc dầm nước tương,…
- Các món với thịt bò: Bò xào sa tế, bò xào sả ớt, bò xào cần tây,…
- Các món với thịt gà: Gà luộc chấm muối tiêu, gà chiên giòn, gà kho gừng, gà kho sả,…
- Các món ăn từ rau: Rau muống luộc/xào, rau cải luộc/xào, rau củ chấm kho quẹt, giá xào /luộc, dưa cà, dưa cải,…
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm mở quán cơm bình dân, quán cơm văn phòng mà Thietbikhachsan muốn cung cấp cho các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích và mang đến cho các bạn những thông tin cần thiết trong việc kinh doanh quán cơm trong thời buổi hiện nay.