Để đảm bảo hiệu quả cho việc phục vụ thực khách được nhanh chóng, chuyên nghiệp, việc thiết kế bếp nhà hàng chuyên nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đồng thời, setup bếp nhà hàng cũng giúp cho khu vực nấu nướng trở nên gọn gàng, đẹp mắt, sang trọng cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó góp phần thu hút số lượng lớn thực khách đến thưởng thức món ăn.
Gian bếp luôn là địa điểm quan trọng nhất trong một nhà hàng. Nhưng ở Việt Nam hầu hết khu bếp của nhà hàng vẫn được bài trí theo phong cách truyền thống, là khoảng không gian kín và cách biệt với khu vực khác. Ngược lại, xu hướng toàn cầu ngày nay lại chuộng các bếp tân tiến hơn. Đặc điểm chung của kiểu bếp tân tiến là không gian rộng mở, có sự tiếp xúc với các khu vực khác, tương tác với khách hàng tăng lên.
Cách bố trí và thiết kế bếp nhà hàng nhỏ
Tùy thuộc vào quy mô là loại hình sản phẩm kinh doanh khác nhau mà mỗi nhà hàng có những cách bài trí, thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các nhà hàng đều có thể áp dụng với những kiểu bố cục chung như sau:
1. Bố trí bếp nhà hàng kiểu đảo
Với cách thiết kế bếp nhà hàng này, các thiết bị nấu nướng như lò nướng, bếp nấu, vỉ nướng… sẽ được đặt ở trung tâm của nhà bếp. Trong khi đó các thiết bị, dụng cụ nhà bếp khác sẽ được đặt sát tường theo thứ tự thích hợp cho công tác sử dụng để chế biến.
Cách bố trí này rất thoáng và giúp bếp trưởng giám sát công việc của toàn bộ nhân viên nhà bếp dễ hơn, đồng thời tối ưu không gian nhà bếp và sàn bếp sẽ thoáng, dễ dọn dẹp hơn. Cách bài trí này phù hợp với một nhà bếp lớn có cấu trúc hình vuông.
2. Thiết kế bếp nhà hàng kiểu vùng
Không gian bếp nhà hàng sẽ được thiết kế theo các khối chức năng và các thiết bị bếp được xếp nằm dọc theo các bức tường.
Nên sắp xếp các thiết bị hợp lý để các khâu làm việc liền mạch và dễ dàng hơn. Như là: khối sơ chế chuẩn bị thực phẩm, vị trí rửa bát, khối lưu trữ, khu vực chế biến nấu nướng…. Việc giao tiếp giữa các khối và công tác giám sát nấu nướng của bếp trưởng sẽ dễ hơn vì đây là không gian mở.
3. Setup bếp nhà hàng theo bố cục dây chuyền lắp ráp
Cách thiết kế bếp nhà hàng này phù hợp với những nhà hàng có lượng khách lớn mà vẫn muốn phục vụ khách một cách nhanh chóng. Khu bếp theo bố cục dây chuyền đặc biệt hiệu quả với các nhà hàng kinh doanh bán bánh mì, bánh pizza, thức ăn nhanh.
Với cách bố trí như vậy, thiết bị nhà bếp được sắp đặt thẳng hàng. Bắt đầu là khu vực chuẩn bị thức ăn, tiếp nối là khu vực nấu và đầu cuối cùng là khu vực phục vụ. Hình thức này làm tăng tính chuyên môn cho từng khu vực, phù hợp với các nhà hàng sản xuất một món ăn nhiều lần, giúp cho nhân viên phục vụ món ăn cho khách hàng nhanh chóng hơn.
Các khu vực kho lưu trữ thực phẩm và rửa bát có thể được sắp xếp ở vị trí sau dây chuyền lắp ráp nhằm tránh cản lối nhân viên đi lại. Cách sắp xếp này giúp cho không gian bếp luôn thoáng đãng và việc di chuyển cũng dễ dàng hơn.
Xem thêm bài viết Mẫu bếp nhà hàng đẹp chuyên nghiệp và hiện đại
Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng như thế nào?
1. Không gian bếp đảm bảo
Thông thường, gian bếp nhà hàng sẽ bao gồm các khu vực như: khu vực chế biến, kho bảo quản thực phẩm và để vật dụng, khu sơ chế thực phẩm, khu pha chế và phục vụ đồ uống, khu làm sạch.
Hoạt động trong gian bếp rất nhộn nhịp và liền mạch như một dây chuyền sản xuất. Bởi thế, việc bố trí, thiết kế bếp nhà hàng cần phải hợp lý để các khu vực đảm bảo phối hợp công việc một cách thuần thục, linh hoạt.
Mỗi nhà hàng khác nhau lại có cách bố trí và thiết kế khu bếp nhà hàng khác. Ví dụ như nhà hàng chuyên món nướng, chuyên món lẩu, chuyên đồ ăn nhanh, nhà hàng món Tây…
Tuy nhiên, dù là nhà hàng nào đi nữa thì khu vực bếp vẫn phải đảm bảo tương xứng giữa khu vực nấu nướng và khu vực ăn uống của khách. Đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn chung khi thiết kế bếp nhà hàng đó là: Thông thoáng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Đủ ánh sáng
Do tính chất công việc làm bếp, chế biến món ăn luôn phải dùng dao kéo và tiếp xúc với nhiệt, nên nếu không đảm bảo đủ sáng rất dễ gây ra tai nạn lao động cho đầu bếp và làm ảnh hưởng tới việc chế biến, các món ăn sẽ không đạt yêu cầu về hương vị và chất lượng.
Khi thiết kế bếp nhà hàng, chủ nhà hàng nên tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên. Đồng thời, cần lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp và đảm bảo đủ sáng. Đối với không gian bếp dù là của nhà hàng lớn hay nhỏ thì ánh sáng trắng luôn là nguồn sáng tối ưu nhất.
3. Hệ thống thông gió
Quá trình nấu nướng sẽ sản sinh ra nhiệt lượng cùng với mùi thức ăn thập cẩm khiến không gian bếp bị ám mùi, ám khói. Vì vậy, chủ nhà hàng cần đặc biệt lưu tâm tới hệ thống thông gió khi thiết kế phòng bếp nhà hàng. Một hệ thống thông gió hoạt động tốt, vừa với diện tích không gian bếp chắc hẳn không gây tốn kém quá nhiều mà lại đem đến hiệu quả tối ưu nhất.
4. Hệ thống dẫn gas
Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong nhà hàng, việc bố trí, lắp đặt hệ thống dẫn gas sao cho an toàn là điều vô cùng quan trọng mà các chủ nhà hàng cần lưu tâm.
Hệ thống dẫn ga được lắp đặt phải tuân thủ tiêu chuẩn của bếp ăn công nghiệp. Ngoài ra, nhà hàng cần đưa ra quy định phân công nhân viên nhà bếp kiểm tra và khóa van gas sau mỗi ca làm, đồng thời thuê thợ bảo trì tới bảo dưỡng hệ thống dẫn ga định kỳ để tránh có sự cố xảy ra.
5. Tính linh hoạt
Gian bếp nhà hàng là một nơi công việc luôn cần chạy gấp rút, nhân viên đi lại nhiều. Vì vậy, chủ nhà hàng cần phải thiết kế bếp nhà hàng đảm bảo không gian di chuyển, diện tích mặt sàn đủ thông thoáng để nhân viên di chuyển dễ dàng, hạn chế va chạm dẫn đến tai nạn.
6. Tận dụng không gian hiệu quả
Chắc hẳn bất cứ chủ nhà hàng nào cũng đều muốn sở hữu một gian bếp có diện tích rộng, không gian thoáng đãng. Thế nhưng vì lý do hạn chế chi phí, thiết kế sẵn có của mặt bằng… mà gian bếp nhà hàng của bạn có không gian nhỏ. Tuy vậy, bạn đừng quá lo lắng. Hãy ưu tiên lựa chọn các thiết bị đa năng, thực sự cần thiết và phù hợp với không gian bếp để có thể làm nhiều công việc khác nhau và tối ưu không gian.
Nguyên tắc thiết kế bếp nhà hàng tiêu chuẩn
Để không gian bếp hoạt động một cách hiệu quả, chủ nhà hàng cần nắm rõ các NGUYÊN TẮC sau:
Khu sơ chế của bếp nhà hàng
Trong quá trình chế biến món ăn, khâu sơ chế chính là bước đầu tiên cần thực hiện. Tại khu vực sơ chế này, chủ nhà hàng nên thiết kế các giá để đồ theo tầng nhằm tiết kiệm diện tích và các bồn rửa logic với nhau để công việc sơ chế diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Thiết kế bếp nhà hàng khu vực gia công
Các thực phẩm sau khi được sơ chế sạch sẽ sẽ chuyển sang khu gia công, xử lý lại bằng các thiết bị cắt, đảo thực phẩm như máy cắt, xay thịt, máy trộn bột, máy chặt xương, cắt rau củ quả…
Ở khu vực này, không gian cần đủ rộng rãi đủ chỗ cho 3 đến 4 nhân viên bếp đứng làm thao tác. Chất liệu của các vật dụng tại khu này nên sử dụng các chất liệu nhẵn bóng như: inox không gỉ, gỗ hoặc đá… để đầu bếp có thể dễ thực hiện công việc dễ dàng hơn
Khu bếp nấu
Khu bếp nấu là khu vực quan trọng nhất tạo nên hương vị của món ăn. Các loại thực phẩm sau khi được cắt gọt thành miếng phù hợp sẽ được chuyển sang khu vực này, các thiết bị nấu gồm: các bếp chiên, bếp nấu, lò hấp, lò nướng, nồi hầm điện…
Khi thiết kế bếp nhà hàng ở khu vực nấu nướng, hệ thống gas phải được lắp đặt chuyên nghiệp, an toàn, không gian rộng và thoải mái, hệ thống hút mùi phải hoạt động tốt để không gian bếp không bị ám khói cũng như làm ảnh hưởng đến các món ăn phục vụ cho khách hàng.
Khu vực lên món
Các món ăn sau khi được nấu xong sẽ được mang tới khu vực lên món để trang trí lại, lau chùi phần thức ăn bị dây ra sao cho món ăn lên đĩa được bắt mắt và sạch sẽ. Do đó khu vực lên món phải đảm bảo không gian rộng thoáng, sạch sẽ, tiện cho việc đi lại của nhân viên phục vụ.
Khu vực rửa bát và diệt khuẩn
Các thiết bị nhà bếp cần thiết để trang bị cho khu vực này bao gồm: Bàn cọ rác, các chậu rửa, các giá inox nhiều tầng, tủ bếp nhôm,… Thông thường, người thiết kế bếp nhà hàng sẽ bố trí các thiết bị sát tường hoặc trên cao để đảm bảo vệ sinh. Sau khi chén bát đũa… được rửa sạch sẽ được đặt vào tủ diệt khuẩn để chiếu tia UV, khử trùng nhằm đảm bảo vệ sinh cho thực khách.
Một số lưu ý quan trọng khi thiết kế bếp nhà hàng
Bố trí bếp nhà hàng dựa trên thực đơn
Các nhà hàng với quy mô, định hướng kinh doanh khác nhau sẽ tạo nên thực đơn khác nhau. Không gian khu vực bếp nhà hàng có trách nhiệm phục vụ công tác chế biến món ăn. Bởi thế, tùy vào menu nhà hàng chuyên về món gì mà quyết định phân chia không gian cho từng khu vực của không gian bếp.
Khu vực chế biến nếu không đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng hợp lý sẽ phần nào ảnh hưởng tới chất lượng món ăn và dịch vụ. Bởi thế, cần sắp xếp các dụng cụ bếp hợp lý, phân chia không gian cho từng khu vực một cách tối ưu nhất.
Cân đối diện tích khu bếp tùy vào quy mô hoạt động
Một nhà hàng có quy mô nhỏ thì không cần phải sở hữu một căn bếp quá lớn và ngược lại. Cân đối diện tích bếp theo quy mô kinh doanh là việc quan trọng mà chủ nhà hàng cần quan tâm.Gian bếp phù hợp vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo khả năng phục vụ khách hàng nhanh chóng và chất lượng dịch vụ luôn được nâng cao.
Phân chia khu hợp lý, đảm bảo vệ sinh
Đa số khu vực bếp của các nhà hàng hiện nay đều phân chia thành từng khu vực phổ biến như sau: Khu sơ chế, gia công, trình bày thức ăn, kho bảo quản, khu vực rửa bát, diệt khuẩn.
Việc sắp xếp các phân khu này cần phải phù hợp với không gian, cũng như hợp lý với quy trình làm việc của nhà hàng. Ngoài ra, việc thiết kế bếp nhà hàng phân khu hợp lý sẽ nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe của thực khách, giúp tạo ấn tượng tốt trong lòng khách hàng đến thưởng thức món ăn.
Lên danh sách dụng cụ nhà bếp cần thiết trước khi thiết kế
Để tránh việc mua sắm lãng phí, thiếu trang thiết bị cần thiết và đảm bảo tối ưu chi phí, chủ nhà hàng cần liệt kê danh sách các dụng cụ nhà bếp cần có trước khi tiến hành thiết kế cải tạo khu vực bếp.
Chủ nhà hàng nên xem xét một số tiêu chí như món ăn mình kinh doanh, lượng khách ước tính, diện tích gian bếp… để lên danh sách các thiết bị cần thiết, chi tiết về số lượng, chủng loại, hình dáng, kích thước…Việc làm này sẽ giúp nhà hàng đảm bảo chi tiêu không vượt quá ngân sách cũng như tiết kiệm thời gian, rút ngắn thời gian thi công, thiết kế bếp nhà hàng.
Tham khảo thêm Danh sách các loại dụng cụ bếp nhà hàng khách sạn cần có
Đảm bảo hệ thống hỗ trợ hoàn hảo
Hệ thống điện, ánh sáng, gas, nước, hút mùi, vệ sinh… đóng vai trò quan trọng trong việc chế biến những món ăn cho thực khách. Bởi thế chúng đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong gian bếp nhà hàng.
Ánh sáng trong khu vực bếp nên là ánh sáng trắng để quan sát màu sắc thực phẩm một cách chân thực nhất. Bên cạnh đó, việc lắp đặt các hệ thống gas, hút mùi, đường ống dẫn nước ổn định và an toàn là các tiêu chí bắt buộc. Chủ nhà hàng nên thuê nhân viên kỹ thuật kiểm tra định kỳ, sửa chữa nâng cấp các hệ thống máy móc để đảm bảo an toàn chung.
Một gian bếp được bố trí hợp lý sẽ giúp tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Hy vọng với bài viết trên, MAYBE đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn nắm rõ tiêu chuẩn và cách thiết kế bếp nhà hàng đạt chuẩn theo quy định chung.